Khảo sát và tư vấn nuôi cấy vi sinh BCP22 + BCP655 cho trạm XLNT của Nhà máy chế biến thủy sản

Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy hải sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn goc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy.

Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:

  • Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).
  • Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

Vừa qua, Nam Hưng Phú đã có chuyến khảo sát một trạm xử lý nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản. Một số hình ảnh cụ thể trong chuyến đi:

Trao đổi thông tin của hệ thống và kiểm tra một số chỉ tiêu trong hệ thống như: pH, DO, MLSS và SV30 tại các bể.

Sau khi khảo sát Trạm xử lý nước thải trên, Nam Hưng Phú đề xuất phương án bổ sung vi sinh BCP22BCP655 và điều chỉnh một số vấn đề trong quá trình vận hành. Dưới đây là thông tin vi sinh của Bionetix:

Các sản phẩm trên được nghiên cứu và sản xuất bởi BIONETIX INTERNATIONAL từ Canada. Với mật độ vi sinh lên đến 5 tỷ CFU/gram sản phẩm. Và Nam Hưng Phú là đơn bị nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949 906 079

Leave a comment